Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của đèn huỳnh quang

Bóng đèn Huỳnh quang còn được gọi là đèn Tuýp. Nếu đèn Huỳnh quang nhỏ có thể gọi là đèn compact.

Luôn mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái tạo được bầu không khí trong lành vô cùng tuyệt hảo cho căn hộ gia đình khi sử dụng. Đây là một trong những loại đèn được bán chạy nhất hiện nay.

den-huynh-quang

Để tìm hiểu thông tin cụ thể chi tiết về cấu trúc bên trong cũng như hoạt động của loại đèn huỳnh quang này. bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳnh quang.

Cấu tạo bóng đèn huỳnh quang

Bóng đèn huỳnh quang gồm :

  • Cực điện ( hay còn gọi là Vonfram )
  • Vỏ đèn.
  • Một lớp bột huỳnh quang
  • Các chất khí : Thủy ngân và khí trơ ( như argon hay neon,.. )

Các chất này kết hợp phản ứng vật lý với nhau tạo ra ánh sáng cho bóng đèn. Thiết bị kèm với loại bóng đèn huỳnh quang này là : tắc te hay còn được gọi là chuột bàn, tăng phô ( Ballast ) hay còn gọi là chấn lưu.

Xem thêm: Cách xử lý bóng đèn huỳnh quang bị vỡ trong nhà an toàn tránh sát thương.

Các thiết bị này giúp tuổi thọ của bóng đèn được lâu hơn. Đồng thời làm ổn định dòng điện đang hoạt động bên trong bóng đèn.

Sơ đồ mạch điện của bóng đèn Huỳnh quang :

Thông thường khi sử dụng một bóng đèn huỳnh quang gồm có các thiết bị như sau :

  • Cầu chì : Là thiết bị đảm bảo hiện tượng không bị đoản mạch.
  • Công tắc : Là thiết bị dùng để tắt hay mở nguồn điện trong mạch điện của bóng đèn.
  • Tăng phô ( Chấn lưu ) : Là thiết bị giúp ổn định nguồn điện hoạt động bên trong bóng đèn. Giúp làm tăng tuổi thọ khi sử dụng bóng đèn. Đồng thời giúp cho bóng đèn không bị nhấp nháy khi sử dụng.
  • Tắt te : Tự động ngắt mạch khi điện áp giảm và nối mạch khi điện áp cao.
  • Bóng đèn huỳnh quang : Là thiết bị quan trọng nhất trong sơ đồ mạch điện Dùng đề phát sáng.

Một số vấn đề cần chú ý khi sử dụng bóng đèn huỳnh quang đúng cách.

so-do-mach-dien-den-hung-quang

Nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳnh quang

Cách mắc dây đèn huỳnh quang

  • Bước 1: Hai đầu dây nguồn từ ngoài: 1 đầu sẽ qua tăng phô từ tăng phô đó lại đi lên 1 chân của đầu đèn ( 1 đầu có 2 chân).
  • Bước 2: Đầu dây thứ 2 của dây nguồn sẽ vào trực tiếp 1 chân ở đầu bên kia của đèn.
  • Bước 3: Còn dư ra 2 chân ở hai đầu đèn: Lúc này bạn sẽ nối với nhau thông qua con chuột (con mồi) ở giữa 2 chân đèn.

Tóm lại, mạch mắc nối tiếp 3 phần tử: tăng phô – đèn ống – tắc te theo trình tự mắc như trên. Nghĩa là mắc nối tiếp.

Chi tiết hơn về nguyên lý hoạt động của đèn huỳnh quang

Đèn Huỳnh quang là loại đèn ống dạng thủy tinh. Được làm bằng thủy tinh được gắn 02 đầu sợi dây tóc Vonfram ở hai bên.

  • Người ta hút hết các chất khí ở bên trong làm cho bóng chỉ còn một ít lượng khí nhỏ. Lượng khí này gọi là khí trơ.
  • Khi đóng nguồn dòng điện sẽ chạy qua các dây tóc làm bóng nóng lên. Hiện tượng giống như đám mây bao quanh bóng đèn này gọi là phát xạ điện
  • Lúc đầu phải có một nguồn điện áp rất cao để tạo nên sự chênh áp ở các đầu cực. Mục đích để tạo ra một dòng điện trường bên trong ống hút đám mây để sinh ra dòng điện. Dòng điện tích này sẽ tăng từ nhỏ đến lớn. Có nghĩa là diện tích từ từ tăng lên do sự di chuyển của điện tích âm va chạm với các phân tử khí hiếm. Các phân tử này bị ION hóa nên nó làm tăng mật độ điện tích bên trong đường ống.

Sự lựa chọn của bạn hoàn hảo khi biết được ưu điểm và nhược điểm của bóng đèn huỳnh quang.

nguyen-ly-hoat-dong-den-huynh-quang

  • Dòng điện tăng một cách nhanh chóng và ào ạt như thác đổ. Cho tới khi các dòng điện của hai đầu này đạt tới cực đỉnh ( Khí trơ lúc này giảm xuống mức thấp nhất có thể ).

Trong lúc này ta không cần duy trì mức điện áp cao ở hai cực đèn ống nữa mà nó vẫn có thể tự duy trì được.

Tuy nhiên phải lưu ý một điểm là phải tắt ngay mức điện áp kịp thời. Nếu không quá trình ION hóa diễn ra sẽ làm bóng đèn huỳnh quang bị cháy.

Sơ đồ nguyên lý đi dây dẫn sai

Làm thế nào để tạo ra điện áp cao giữa hai cực đèn ống? Để cắt điện áp cao đúng lúc cần phải làm gì?

  • Để mà làm được điều khiển này thì cần dùng một cuộn dây có điện kháng L rất lớn. Nó có tên gọi khác là cuộn tăng phô hay tăng áp. Do cuộn này được mắc nối tiếp với tắc te ( một tiếp điểm nhiệt ). Do đó, khi bạn cắm mạch điện trên vào nguồn điện thì quá trình này quá độ. Nó sẽ xảy ra hiện tượng ngắt mạch điện, do khi đóng thì dòng điện sẽ chạy qua mạch tiếp nối, tiếp điểm nhiệt nóng lên và dãn nỡ.
  • Dòng điện qua cuộn L đột ngột bị cắt, trong cuộn này nó sẽ sinh ra một sức điện tự cảm có chiều tạo ra một dòng điện tự cảm cùng chiều với dòng điện của mạch lúc ngắt. Chính vì thế, điện cảm L càng lớn thì hiện tượng cắt mạch đột ngột càng lớn.
  • Cuối cùng thì tắc te =0, tức là nó không hè bị đốt nóng nữa. Chính vì vậy, sẽ không còn đóng cắt.

Đây là các nguyên lý cơ bản về hoạt động của bóng đèn huỳnh quang mà hầu như hiện nay được sử dụng cho nhiều căn hộ. Cũng như sơ đồ mạch điện giúp khách hàng có nhu cầu sử dụng nắm rõ được thông tin sản phẩm cần mua.

Hy vọng ở bài viết này mang lại được nhiều điều bổ ích cho khách hàng đang sử dụng thiết bị điện tại CÔNG TY TNHH TM DV ĐĂNG DƯƠNG.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *