Bóng đèn huỳnh quang đã trở nên rất thông dụng trong cuộc sống, nhưng ít ai biết đến những tác hại mà nó mang lại. Tác hại này chỉ xảy ra khi đèn bị vỡ, những chất độc trong đèn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật.
Khi sử dụng không tránh khỏi việc đèn bị hư hoặc vỡ vậy làm sao để xử lý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Đèn huỳnh quang có được những ưu điểm như tiết kiệm điện, giảm ô nhiễm. Tuy nhiên trong mỗi đèn lại có thủy ngân đủ để làm ô nhiễm 22680 lít nước (theo khuyến cáo của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA)).
Nếu con người tiếp xúc với thủy ngân với liều lượng thấp(5 mili gam) sẽ có những triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ… và khi tiếp xúc liều lượng cao hơn sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe như đần độn, mất trí, ảnh hưởng đến bào thai trẻ em…. Vậy xử lý như thế nào khi bóng đèn bị vỡ:Không nên dùng chổi hoặc máy hút bụi làm sạch chất lỏngKhi đèn bị vỡ các nhà môi trường khuyến nghị nên mở cửa sổ, tắt hệ thống sưởi, điều hòa, máy lạnh, rời khỏi phòng ít nhất 15 phút. Thu gom các hạt thủy ngân bằng chổi lông mềm và dùng giấy mềm hốt như xẻng. Có thể dùng giấy thấm hoặc dụng cụ y tế.
Khi làm phải rất nhẹ nhàng vừa hót vừa đỡ, nếu không giọt thủy ngân sẽ rơi ra ngoài. Nếu thủy ngân vỡ thành hạt nhỏ, bạn có thể lấy giấy báo, ngâm với nước, vắt khô rồi lau nhẹ nhàng. Thủy ngân được thu gom bởi cách nào đi nữa thì cũng phải cho vào hộp đậy nắp kín. Dọn lâu nhà sau 1-2 tiếngTrước hết hãy rửa sạch vùng bị bẩn bằng nước xà phòng, sau đó lau sạch.
Nếu quần áo bị dính thủy ngân, cần ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút, ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt độ 70 – 80 độ. Sau đó ngâm 20 phút trong nhiệt độ cao trong nước pha hóa chất và xả bằng nước lạnh. Các mảnh vở nhỏ thì dùng băng kéo để thu gom và cho vào túi, lọ, đóng gói cẩn thận và bỏ vào vỏ rác. Sau khi xử lý xong bạn nên rửa tay sạch bằng xà phòng vì bột huỳnh quang có thể dính trên tay của bạn, nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. |